Nói đến lĩnh vực điện lạnh nhất là kho lạnh, bất cứ ai cũng đã từng nghe đến cụm từ “máy mới 90%, máy mới 95%”. Thực hư các máy này như thế nào. Kính mời các anh em trong ngành điện lạnh cùng với Quý khách hàng xem qua bài viết này để có cái nhìn chân thật hơn.
Các máy móc còn nằm trong bãi chung chưa phân loại
Sau khi đem về, quấn mô tơ, thay thế vài linh kiện, sơn phết, dán tem => "máy mới 90%":
1. Đầu tiên, về nguồn gốc của các máy này:
Các máy này được gom từ các nguồn hàng thải ra từ các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Đức, Pháp… Thông thường các nước này có quy định tuổi thọ trung bình của các máy móc thiết bị từ 10 đến 15 năm. Sau thời gian đó, chính phủ bắt buộc các công ty, tổ chức phải thay thế máy mới và thải máy cũ ra để xử lý.
Các vấn đề đặt ra ở đây:
2. Đem rác về nhà:
Nhiều năm trước, nền kinh tế và dân trí người Việt Nam tương đối thấp, nên việc bị các nước phát triển đưa rác vào là chuyện hết sức bình thường. Ngẫm lại, với thu nhập và nền kình tế lúc đó thì những máy móc, thiết bị cũ giúp chúng ta cải thiện nguồn thu nhập rất lớn. Chính những máy móc cũ này giúp ta phát triển nhưng cũng chính nó đem lại cho chúng ta một môi trường ô nhiễm khủng khiếp mà ngày một ngày hai chúng ta không nhận ra được.
Bẵng đi hơn 10 năm nhập khẩu và sử dụng các máy móc thải này, hiện giờ chúng ta tự hào (hay khóc) có được một bầu không khí ô nhiễm trầm trọng, hàm lượng bụi công nghiệp trong không khí ngày càng đậm đặc, tỷ lệ người Việt Nam mắc bênh ung thư ngày càng cao.
Vậy chúng ta nên làm gì tiếp theo?
3. Các nước được lợi gì khi xuất rác thải công nghiệp (máy móc cũ) qua Việt Nam:
Khi hết hạn sử dụng, chính phủ buộc các nhà máy, công xưởng phải thay thế các máy móc này để giảm thiểu ô nhiễm. Còn các máy thải ra phải trả tiền cho các nhà máy tái chế, xử lý rác hoặc bỏ vào rừng phế liệu máy móc công nghiệp (Nhật). Điều này làm các doanh nghiệp trong nước của họ phải tốn thêm chi phí xử lý rác. Từ đó, họ có những công ty gom những máy móc này xuất sang các nước kém phát triển hoặc đang phát triển.
Những cái lợi cho đất nước họ:
Chúng ta được gì:
4. Vậy liên quan gì đến “máy mới 90%” hay “mới 95%”:
Từ các nguồn rác thải này, Nhiều người Việt Nam tìm mọi cách lách luật pháp để nhập vào trong nước. Nguồn mua là rác thải, sau khi đem về Việt Nam thì họ phân loại và bán ra theo máy. Điều này đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các đơn vị nhập khẩu. Chình vì vậy, họ sẵn sàng qua mặt Hải quan để nhập về cho bằng được.
Sau khi nhập vào Việt Nam, Các công ty điện lạnh đến các bãi này lựa chọn và mua về tuốt lại. Sau khi kiểm tra, quấn lại mô tơ, thay nhớt, sơn phết lại, dán tem nhãn . . .từ một cụm máy chất lượng còn 30-40% đã biến thành mới 90% hoặc 95%.
5. Vấn đề suy nghĩ: